Blog

Làm thế nào để viết 1 quyển sách?

Có rất nhiều lý do khiến bạn có thể cân nhắc việc viết sách. Bạn có thể muốn chứng minh kiến ​​thức chuyên môn của mình về một chủ đề nhất định hoặc xây dựng nhân hiệu cho chính mình. Bạn có thể cần một cuốn sách để trở thành một diễn giả hoặc đơn giản là bạn có một câu chuyện cần kể.

Nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu. Tất cả những gì bạn có là một ý tưởng và một trang giấy trắng. Sách cũng có thể là tập hợp những bài viết của bạn nhưng sắp xếp các câu chuyện thế nào? Bố cục ra sao? Cách mở đầu và kết thúc như thế nào?

Cũng giống như bất cứ điều gì trong cuộc sống, câu trả lời cho việc học cách viết sách là tìm một người hướng dẫn-những người đã xuất bản một vài đầu sách. Nếu bạn muốn viết một cuốn sách thể loại tự truyện, ghi lại hành trình trưởng thành của bản thân mình. Hoặc quyển sách là trải nghiệm, đúc kết nhiều năm của bạn trong một lĩnh vực cụ thể nhưng lại không biết cách chuyển tải thành sách, hãy liên hệ với tôi. Tôi đã viết và xuất bản thành công quyển sách mang tên:” Tìm mình rồi lại sửa mình”. Bạn có thể tìm hiểu sách tại đây.

Nếu bạn muốn tự mình hoàn thành quyển sách, có thể tham khảo 5 bước hướng dẫn dưới đây.

1. Tìm ra cách bắt đầu cuốn sách của bạn.

Động lực thúc đẩy bạn viết sách là gì? Đây có thể là bất cứ thứ gì – chủ đề, cốt truyện, ý tưởng. Động lực đóng vai trò như một hạt giống, từ đó phần còn lại của cuốn sách sẽ được triển khai ra dần. Hoặc phác thảo sơ bộ quyển sách mà bạn sắp viết. Đây chính là cái cột sống để từ đó bạn phát triển các phần còn lại.

George R.R. Martin đang viết một cuốn sách khác khi anh ấy tìm ra cách- bắt- đầu A Game of Thrones. Trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes với Anderson Cooper”, Martin chia sẻ: “Một ngày nọ, chương đầu tiên của ‘Game of Thrones’ đến với tôi. Đó chính là cảnh họ tìm thấy những con sói con trong tuyết mùa hè.”

“Một ngày cuối tuần sau khi đi săn bằng phẳng, tôi bắt chuyến tàu trở lại London một mình và ý tưởng về Harry Potter rơi vào đầu tôi…Một cậu bé gầy gò, tóc đen, đeo kính cận. Tôi bắt đầu viết “Hòn đá phù thủy” ngay tối hôm đó. Vài trang đầu tiên trông chẳng khác gì thành phẩm.”J.K. Rowling nói với tạp chí Urbanette. 

Nhiều tác phẩm vĩ đại được bắt đầu từ một ý tưởng rất nhỏ. Một vài cuốn sách hướng dẫn kinh doanh xuất phát từ ý định giúp đỡ người khác. Các cuốn tự truyện được bắt đầu bằng một câu chuyện từng trải và mong muốn chia sẻ nó với mọi người. Động lực để bạn viết sách là gì? Hãy ngồi xuống và tìm ra nó! 

2. Đặt ra kế hoạch viết sách và bám sát mục tiêu

Thay vì ngồi xuống viết một lèo cuốn sách 100 trang. Thay vì cố gắng viết 5,000 từ một lúc. Tại sao bạn không chia nhỏ lượng từ mà mình phải viết ra thành 300 từ/ ngày? Và kế hoạch cho một quyển sách 60,000 từ là 4 tháng. Nếu bạn có thể viết nhiều hơn 300 từ/ ngày, bạn sẽ hoàn thành cuốn sách trong 2-3 tháng thậm chí sớm hơn.

Một số tác giả tôi biết dành toàn bộ thời gian từ 2 đến 3 tháng chỉ để tập trung cho việc viết sách. Nhưng nếu bạn vừa vận hành một công việc khác vừa muốn hoàn thành cuốn sách của riêng mình thì gợi ý của tôi là bạn nên đặt ra một bản kế hoạch/ thời gian biểu hàng ngay cho việc viết sách. Nếu bạn không dành ra thời gian để viết, bạn sẽ không bao giờ hoàn thành được nó. Ai cũng có những “cám dỗ” cùng những bận bịu từ cuộc sống lẫn công việc. Do đó, việc có khung giờ cụ thể cho việc viết sách giúp bạn giữ cam kết cho việc hoàn thành.

3. Phác thảo quyển sách hoặc dàn ý sơ bộ

Một trong những thử thách khi viết một quyển sách là bạn có quá nhiều ý tưởng, nhiều suy nghĩ/ câu chuyện trong đầu mà không biết bắt đầu từ đâu. Hoặc những câu chuyện quá lộn xộn và bạn không biết làm thế nào để làm sáng tỏ cũng như trình bày nó bằng câu chữ trên trang giấy.

Mẹo là hãy lập dàn ý bằng sơ đồ mindmap hoặc trả lời các câu hỏi sau đây để phác thảo dàn ý cho quyển sách của bạn. 

  • Quyển sách của bạn viết về chủ đề gì?
  • Ai là đối tượng độc giả?
  • Tại sao họ phải dành thời gian để đọc sách của bạn?
  • Sách mang lại lợi ích/ trải nghiệm/ cảm xúc/ kiến thức gì cho độc giả?

Nếu sách bạn định viết là thể loại hồi ký hoặc tự truyện, bạn có thể sử dụng sơ đồ xương cá với các cột mốc thời gian để tạo các chương cho quyển sách của mình. Quyển sách đầu tay của tôi là thể loại tự truyện. Tôi đã phân chia các chương dựa trên cột một mốc “BEFORE/AFTER”- trước khi tôi thay đổi bản thân thì tôi là người A, sau khi tôi thay đổi thì tôi trở thành người B. Và B là phiên bản tốt hơn, tích cực và hoàn hảo hơn A rất nhiều. Sau đó, tôi đúc kết công thức/ bài học ở cuối mỗi bài viết, mỗi chương. Và bạn đọc hoàn thành có thể hình dung được công thức của tôi giúp ích cho họ thế nào.

4. Bắt đầu viết 

Khi đã có ý tưởng hoặc câu chuyện rồi, hãy đánh máy ra thành văn bản hoặc viết ra trang giấy. Bạn có thể tiến hành viết tự do cho bản thảo đầu tiên của mình. Cách thức thực hiện là:

  • Tìm không gian yên tĩnh và khung giờ bạn có thể hoàn toàn tập trung cho việc viết sách
  • Viết/ đánh máy tất cả những ý tưởng, câu chuyện ra mà không dừng lại để sửa chính tả
  • Không phán xét/ đánh giá ý tưởng của bạn, hãy để mọi suy nghĩ tràn ra mà không cố gắng ngăn nó lại
  • Sau khi hoàn thành, chỉnh sửa câu, chính tả

Bạn có thể bắt đầu viết bất kỳ phần nào của quyển sách. Không nhất thiết phải bắt đầu từ chương 1, chương 2 rồi chương 3…Quan trọng là bạn bắt đầu và không dừng lại. Sau khi hoàn thành được 1,000 từ đầu tiên, bạn sẽ có động lực để viết tiếp. Và càng viết, bạn sẽ càng có ý tưởng nhiều hơn. Cứ như vậy cho đến khi bạn hoàn thành bản thảo đầu tiên của mình.

Xem thêm: Xuất bản sách giúp bạn xây dựng nhân hiệu?

5. Biên tập sách

Tôi viết bản thảo đầu tiên cho cuốn sách của mình trong 2,5 tháng nhưng mất tận 4 tháng cho việc biên tập, chỉnh sửa outline, hoàn thiện bản thảo!

Đầu tiên tôi viết ra tất cả các câu chuyện kèm bài học mà tôi đúc kết được. Các câu chuyện ban đầu rời rạc tựa như những mảnh ghép của một bức tranh vậy. Sau đó, tôi nỗ lực hoàn thành số lượng từ đã đặt mục tiêu trước đó. Dung lượng ban đầu của quyển sách là hơn 70,000 từ với một số câu chuyện kèm bài học không thật sự đắt giá và cũng không phù hợp với thị trường ngách mà tôi đang hướng tới.

Tôi biên tập lần 1 bằng cách bỏ bớt các câu chuyện không cần thiết. Cuốn sách rơi xuống còn hơn 60,000 từ.

Sau đó, tôi đọc lại từng câu chuyện 20 đến 30 lần, tìm ra cách mở đầu thu hút và viết lại phần kết thúc để cô đọng lại bài học. Đồng thời, tôi cũng cắt bớt các đoạn dài dòng, lan man. Các câu dài và tối nghĩa, tôi viết lại thành câu ngắn để giảm bớt việc sai chính tả. Tôi cũng diễn giải lại ý tứ của câu để làm rõ nghĩa, tăng khả năng đọc hiểu lên cho độc giả của mình. Sau đó tôi biên tập lại 5 đến 6 lần nữa. Công việc bao gồm: 

  • Đặt lại tiêu đề mới hoặc sửa lại tiêu đề cũ cho từng câu chuyện. 
  • Sử dụng từ ngữ đúng với nhóm độc giả tôi hướng tới.
  • Viết lại một số bài theo dạng kể chuyện-storytelling
  • Sửa chính tả, dấu câu, xóa khoảng cách thừa
  • Nhờ người khác đọc lại bản thảo (để đánh giá độ va vấp của câu từ, nâng cao khả năng phạm vi đọc)

Bản thảo trước khi gửi cho nhà xuất bản chứa hơn 50,000 từ. (Và tôi còn muốn cắt thêm nữa cho quyển sách tinh gọn hơn)

6. Chấp nhận cuốn sách

Hiểu rằng cuốn sách của bạn có thể sẽ không hoàn hảo. Không phải ai cũng thích câu chuyện của bạn, cũng như những bài học/ kinh nghiệm của bạn sẽ không dành cho tất cả mọi người. Ngay cả khi bạn đã có một lượng độc giả trước đó, bạn cũng không thể làm hài lòng tất cả độc giả của mình.

Nếu đã kinh doanh, hẳn bạn sẽ biết business của bạn sẽ có một thị trường ngách. Tương tự như vậy, cuốn sách của bạn cũng có thị trường ngách và bạn cần phân phối/ quảng bá nó đến đúng nơi có độc giả cần nó. Nhiệm vụ của bạn ở giai đoạn này là viết xong bản thảo, biên tập thật kỹ lưỡng và chấp nhận nó là một phiên bản tương đối.

You may also like...

Bài viết phổ biến

Leave a Reply

Your email address will not be published.